Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn xe ô tô như thế nào? Bạn đã nắm rõ nguyên lý, nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn chưa? Có kiến thức chính xác không những giúp bạn biết cách bảo dưỡng đúng mà còn giúp tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Cùng Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn tìm hiểu ngay bạn nhé!

hệ thống bôi trơn
Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn xe ô tô

Giới thiệu về hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô được coi là hệ thống quan trọng nhất trong 7 hệ thống cấu thành động cơ đốt trong sử dụng trong ô tô.

Như các bác tài xế thường xuyên truyền tai nhau, khi đi xa trước tiên kiểm tra lốp, sau đó dầu nhờn cuối cùng là làm mát. Có thể thấy được hệ thống bôi trơn nằm ở vị trí thứ 2 chỉ sau lốp xe ô tô.

Về hậu quả của nổ lốp thì các bác đã thấy nhiều rồi nên Ad cũng không đi nhắc chi cho thương tâm. Hôm nay Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về một hệ thống cực kỳ quan trọng trong động cơ đó là hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô.

Tại sao phải cần có hệ thống bôi trơn

Sơ đồ cấu tạo mạch dầu bôi trơn nắp máy hệ thống bôi trơn cưỡng bức

hệ thống bôi trơn
Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Như ta đã biết, các chi tiết cấu thành hệ thống đều là từ vật liệu cơ khí và hầu như các chi tiết này đều hoạt động liên tục khi động cơ hoạt động mà không phải là các cụm chi tiết tĩnh. Việc hoạt động liên tục như vậy giữa các bề mặt chi tiết cơ khí sẽ gây ra ma sát và mài mòn.

Như ta đã tìm hiểu ở môn học bảo dưỡng và sửa chữa động cơ hoặc ô tô. 90% tất cả các hư hỏng xảy ra trên động cơ hay ô tô đều từ nguyên nhân ma sát và quá nhiệt mà ra. Để giảm thiểu tối đa các chi tiết cơ khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, ta sử dụng dầu bôi trơn. Dầu bôi trơn sẽ len vào khe hở giữa các cụm chi tiết cơ khí và ở đó tạo thành 1 mảng dầu.

Các chi tiết cơ khí không còn tiếp xúc trực tiếp với nhau nữa mà nó thông qua thành dầu giữa 2 chi tiết cơ khí đó với nhau. Mà để cung cấp dầu cho động cơ hoạt động, ta đâu thể nào lấy tay múc dầu rồi tạt vào động cơ. Chính vì thế, hệ thống bôi trơn động cơ xe ô tô ra đời và đây là hệ thống bắt buộc phải hoạt động ổn định trong suốt quá trình vận hành của động cơ ô tô.

Hệ thống bôi trơn trên ô tô: Một yếu tố quan trọng cho hiệu suất hoạt động

Chú ý: Bài viết này nhằm giới thiệu và trình bày về hệ thống bôi trơn trên ô tô, vốn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động của các phần cơ khí. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng và các thành phần cơ bản của hệ thống bôi trơn trên ô tô.

1. Tầm quan trọng của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc giảm ma sát và mài mòn giữa các bộ phận cơ khí trong động cơ và hệ thống truyền động. Nó đảm bảo sự hoạt động mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của các bộ phận. Hệ thống bôi trơn hiệu quả cũng giúp giảm tiếng ồn, duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định và tăng khả năng chống oxy hóa.

2. Các thành phần chính trong hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn trên ô tô bao gồm các thành phần sau đây:

2.1. Dầu nhớt

Dầu nhớt là thành phần chủ yếu trong hệ thống bôi trơn trên ô tô. Nó có nhiệm vụ chính là bôi trơn các bộ phận cơ khí, giảm ma sát và mài mòn. Dầu nhớt cũng làm mát các bộ phận bằng cách hấp thụ và tiếp tục truyền nhiệt. Ngoài ra, dầu nhớt còn có khả năng chống tạo cặn và chống oxy hóa để đảm bảo hiệu suất hoạt động lâu dài.

2.2. Bơm bôi trơn

Bơm bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp dầu nhớt đến các bộ phận cần bôi trơn trong hệ thống ô tô. Bơm bôi trơn thường được kết nối với động cơ và tạo ra áp lực để đẩy dầu nhớt đi qua các ống và đường ống dẫn đến các bộ phận khác nhau, như bạc đạn, xi lanh,vanh đai và trục cam. Bơm bôi trơn đảm bảo rằng dầu nhớt được cung cấp đúng lượng và đúng thời điểm để duy trì hiệu suất bôi trơn tối ưu và đảm bảo không có sự cố bôi trơn.

2.3. Hệ thống lọc dầu

Hệ thống lọc dầu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho dầu nhớt sạch và không có hạt bụi hay cặn bẩn. Nó sử dụng các bộ lọc để loại bỏ các tạp chất từ dầu nhớt, đảm bảo dầu nhớt luôn trong tình trạng sạch và khả năng bôi trơn tốt nhất. Hệ thống lọc dầu cần được bảo dưỡng và thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó.

2.4. Bộ làm mát

Bộ làm mát trong hệ thống bôi trơn trên ô tô giúp duy trì nhiệt độ hoạt động ổn định của động cơ. Nó sử dụng một hệ thống làm mát bằng nước để hấp thụ và tiếp tục truyền nhiệt từ động cơ ra khỏi hệ thống. Bộ làm mát bao gồm bình chứa nước, bơm nước, quạt làm mát và ống dẫn nước để đảm bảo luồng nước làm mát liên tục và hiệu quả.

3. Quy trình hoạt động của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn trên ô tô hoạt động theo quy trình sau:

  1. Bơm bôi trơn đẩy dầu nhớt từ bình chứa qua hệ thống ống dẫn đến các bộ phận cần bôi trơn.
  2. Dầu nhớt được đưa đến các bộ phận như bạc đạn, van, trục cam và các bộ phận chuyển động khác.
  3. Dầu nhớt bôi trơn các bộ phận và giảm ma sát, mài mòn giữa chúng.
  4. Dầu nhớt sau khi đã bôi trơn sẽ trở về bình chứa hoặc đi qua hệ thống lọc để loại bỏ tạp chất.
  5. Bơm bôi trơn tiếp tục đẩy dầu nhớt mới để duy trì quá trình bôi trơn liên tục.

4. Bảo dưỡng vành đai và trục cam.

Bơm bôi trơn đảm bảo rằng dầu nhớt được cung cấp đúng lượng và đúng thời điểm để duy trì hiệu suất bôi trơn tối ưu và đảm bảo không có sự cố bôi trơn.

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn trên ô tô là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động lâu dài và ổn định. Dưới đây là một số lưu ý về bảo dưỡng hệ thống bôi trơn:

  • Thay dầu nhớt định kỳ: Dầu nhớt cần được thay đổi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo lịch bảo dưỡng. Thay dầu nhớt định kỳ giúp loại bỏ tạp chất và cặn bẩn tích tụ trong dầu, đồng thời đảm bảo dầu nhớt luôn trong tình trạng tốt nhất để bôi trơn các bộ phận.
  • Kiểm tra áp lực dầu: Kiểm tra định kỳ áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn. Áp lực không đúng có thể gây ra sự cố bôi trơn, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ và các bộ phận khác.
  • Kiểm tra và thay thế bộ lọc dầu: Hệ thống lọc dầu cần được kiểm tra định kỳ và thay thế khi cần thiết. Bộ lọc dầu giúp loại bỏ tạp chất và cặn bẩn từ dầu nhớt, đảm bảo dầu luôn sạch và tốt nhất để bôi trơn.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng bơm bôi trơn: Bơm bôi trơn cần được kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Đảm bảo rằng bơm bôi trơn hoạt động đúng áp lực và cung cấp đủ lượng dầu nhớt cho hệ thống.
  • Giữ vệ sinh hệ thống làm mát: Bộ làm mát cần được giữ vệ sinh để đảm bảo luồng nước làm mát không bị cản trở. Kiểm tra và làm sạch bình chứa nước, ống dẫn nước và quạt làm mát định kỳ.
  • Kiểm tra và thay thế các phụ tùng: Kiểm tra các phụ tùng như dây đai, bạc đạn, vòng bi và các phụ tùng khác liên quan đến hệ thống bôi trơn. Thay thế những phụ tùng hỏng hoặc có dấu hiệu mòn để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.

Trên đây là bảo dưỡng hệ thống bôi trơn trên ô tô là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động lâu dài và ổn định.

>>> Xem thêm:

Quy trình bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

Bước 1. Kiểm tra

  • Xem xét bên ngoài độ kín của các thiết bị hệ thống bôi trơn và ống dẫn dầu và sự bắt chặt các chi tiết, nếu cần thiết thì khắc phục những hư hỏng.

Bước 2. Xả cặn bẩn khỏi bầu lọc dầu

  • Hâm nóng động cơ trước khi xả cặn bẩn, lau chùi bụi bẩn ở vỏ bầu lọc, cặn bẩn xả vào chậu, khi mở nút xả dầu không để dầu văng làm bẩn động cơ.

Bước 3. Thay dầu ở các te

  • Trong điều kiện sử dụng bình thường của ô tô thì thay dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 4. Thay lõi lọc (bầu lọc thấm) hoặc làm sạch bầu lọc ly tâm cùng với việc thay dầu ở các te

Bước 5. Rửa hệ thống bôi trơn:

  • Đổ dầu rửa công nghiệp vào các te tới vạch dưới của thước đo dầu, khởi động động cơ và cho chạy chậm 2 – 3 phút, sau đó mở nút xả để tháo hết dầu rửa.
  • Tháo nắp bầu lọc và nút đậy lỗ xả dùng chổi lông rửa sạch bầu lọc.
  • Sau khi rửa xong, nếu cần phải thay lõi lọc mới, sau đó vặn chặt nút xả và đổ dầu mới vào các te qua miệng ống đổ dầu đúng số lượng quy định của nhà chế tạo.
  • Khởi động động cơ, hâm nóng động cơ đến nhiệt độ bình thường rồi tắt máy sau khoảng 3 – 5 phút sau đó kiểm tra mức dầu trong các te.

Bước 6. Làm sạch đường dầu bôi trơn của động cơ

  • Đường dầu trong trục khuỷu có thể dùng sợi vải sạch quấn vào dây thép rồi thấm dầu hoả để rửa sạch. Sau đó dùng không khí nén để thổi sạch, chú ý không để sót sợi vải và cặn bẩn trong đường dầu.
hệ thống bôi trơn
Làm sạch đường dầu bôi trơn của động cơ

Nếu động cơ thiếu dầu bôi trơn sẽ ra sao?

Nếu động cơ không đủ dầu bôi trơn, thì chắc chắn sẽ có xu hướng hư vặt liên tục mặc dù tuổi đời động cơ còn đang rất cao (Xe mới mua 2 3 năm mà toàn lỗi vặt của các chi tiết cơ khí như tiếng gõ, trầy Block máy,…) dẫn đến sửa chữa và thay thế rất nhiều.

Quan trọng hơn thế nữa, dầu nhờn còn có vai trò lấy đi nhiệt sơ bộ của các chi tiết mà hệ thống làm mát không tiếp xúc được. Nếu quá thiếu dầu nhờn cũng sẽ gây ra các hậu quả tiêu cực khi động cơ quá nóng (Rú pê, Giảm độ bền vật liệu,…)

Tác dụng của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu đến chi tiết , làm giảm ma sát, làm mát và đồng thời lọc sạch những tạp chất lẫn trong dầu nhờn để dầu có thể đảm bảo tính năng hoá lý của nó.

Có nhiệm vụ đưa dầu đến các mặt ma sát, đồng thời lọc sạch những tạp chấ́t lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các mặt ma sát này và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng hoá lý của nó.

Công dụng của dầu nhờn: Dầu bôi trơn (dầu nhờn) dùng trong các hệ thống bôi trơn có rất nhiều loại. Lựa chọn sử dụng loại dầu nhờn nào tuỳ thuộc vào mức độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ và mức độ cường hoá của động cơ.

hệ thống bôi trơn
Công dụng của dầu nhờn (dầu bôi trơn)

Công dụng của dầu bôi trơn (dầu nhờn):

  • Bôi trơn các bề mặt ma sát, giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành
  • Làm mát các chi tiết máy khi vận hành
  • Làm sạch các chi tiết máy
  • Bao kín các kẽ hở dầu đi qua (bao kín khe hở giữa pittong và xilanh)
  • Giúp  máy móc đỡ bị han gỉ

Dầu nhờn dùng trong các hệ thống bôi trơn có rất nhiều loại, được phân loại thành các cấp và các loại theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Việc lựa chọn sử dụng loại dầu nhờn nào tuỳ thuộc vào mức độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ và mức độ cường hoá của động cơ.

Các phương pháp bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong

  • Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu
  • Bôi trơn bằng vung té
  • Bôi trơn cưỡng bức
  • Hệ thống bôi trơn hỗn hợp
hệ thống bôi trơn
Các phương pháp bôi trơn dùng động cơ đốt trong

Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Hệ thống bôi trơn trên ô tô gồm rất nhiều các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận lại có mỗi chức năng riêng, cùng điểm qua các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Bôi trơn các bề mặt ma sát, giảm ma sát khi các chi tiết máy vận hành

  • Làm mát các chi tiết máy khi vận hành
  • Làm sạch các chi tiết máy
  • Bao kín các kẽ hở dầu đi qua (bao kín khe hở giữa pittong và xilanh)
  • Giúp  máy móc đỡ bị han gỉ

Dầu nhờn dùng trong các hệ thống bôi trơn có rất nhiều loại, được phân loại thành các cấp và các loại theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Việc lựa chọn sử dụng loại dầu nhờn nào tuỳ thuộc vào mức độ phụ tải của ổ trục tính năng tốc độ và mức độ cường hoá của động cơ.

Các phương pháp bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong

Bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu

Phương pháp này được dùng ở động cơ xăng hai kỳ có cửa nạp, cửa xả, cửa thổi ở trên xi lanh và các te chứa hòa khí. Dầu bôi trơn được pha vào trong nhiên liệu theo một tỷ lệ nhất định từ 1/20 – 1/25 và có thể theo các cách sau: Xăng và dầu bôi trơn được hòa trộn trước khi đổ vào bình chứa.

Dầu bôi trơn và xăng được chứa ở hai thùng riêng biệt trên động cơ. Trong quá trình động cơ làm việc, dầu và xăng được hoà trộn song song, tức là dầu và xăng được pha trộn theo định lượng khi ra khỏi thùng chứa.

Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào ống khuếch tán hay vị trí bướm ga. Bơm được điều chỉnh theo tốc độ vòng quay của động cơ và vị trí bướm ga nên định lượng dầu được hoà trộn phù hợp với các tốc độ, chế độ tải trọng khác nhau.

Quá trình động cơ làm việc, các hạt dầu ở trong hỗn hợp xăng – dầu sẽ ngưng đọng trên các bề mặt chi tiết để bôi trơn các bề mặt ma sát.

Phương pháp bôi trơn bằng cách pha dầu vào trong nhiên liệu rất đơn giản nhưng không an toàn, do khó đảm bảo được lượng dầu bôi trơn cần thiết. Mặt khác do bôi trong hỗn hợp khí bị đốt cháy cùng nhiên liệu nên dễ tạo muội than bám trên đỉnh pit tông ngăn cản quá trình tản nhiệt của pit tông.

Nếu lượng dầu pha nhiều, muội than hình thành càng nhiều làm pittông quá nóng dẫn đến hiện tượng cháy sớm, kích nổ, bu ri đoản mạch. Nếu pha ít dầu, bôi trơn kém làm cho pit tông bó kẹt trong xi lanh.

Bôi trơn bằng vung té

hệ thống bôi trơn
Bôi trơn bằng vung té

Khi động cơ làm việc, các chi tiết như trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng…sẽ vung té dầu lên bề mặt làm việc của các chi tiết cần bôi trơn như xi lanh, các te, các cam…Ngoài ra, một phần dầu vung té dạng sương mù sẽ rơi vào các kết cấu hứng dầu của các chi tiết khác cần bôi trơn, như đầu nhỏ thanh truyền.

Phương án bôi trơn này đơn giản, nhưng cũng như phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu là khó đảm bảo đủ dầu bôi trơn cho các cổ trục. Vì vậy phương pháp này chỉ sử dụng ở động cơ có công suất nhỏ như động cơ xe máy, thuyền máy, bơm nước…

Bôi trơn cưỡng bức

Trong hệ thống này dùng bơm dầu để đưa dầu đến các bề mặt làm việc có ma sát. Dầu bôi trơn luôn luôn lưu động tuần hoàn và có một áp suất nhất định, thường khoảng 0, 1 – 0,04MN/m2.

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có cấu tạo phức tạp, nhưng có ưu điểm là điều chỉnh được lượng dầu, tẩy rửa sạch bề mặt ma sát và hiệu quả bôi trơn tốt.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức thường dùng ở một số động cơ có cấu tạo đặc biệt và dầu không chứa ở các te mà để ở một thùng khác như động cơ đặt ngược hay đặt ngang có pittông đối nhau…

Hệ thống bôi trơn hỗn hợp

hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn hỗn hợp

Hầu hết các động cơ dùng trên ôtô đều sử dụng hệ thống bôi trơn hỗn hợp gồm bôI trơn cưỡng bức và bôI trơn theo các te dầu. Các chi tiết quan trọng chịu tải trọng lớn như bạc cổ trục chính và bạc đầu to thanh truyền, các bạc trục cam, các bạc đòn mở của cơ cấu phân phối khí … được bôi trơn bằng áp lực, còn các chi tiết khác như pittông, mạt gương xi lanh, con đội, xu-páp, thân xu-páp và ống dẫn hướng xu-páp … được bôi trơn bằng dầu vung té.

hệ thống bôi trơn
Cấu tạo hệ thống bôi trơn

Cấu tạo hệ thống bôi trơn

Trong hệ thống bôi trơn hỗn hợp toàn bộ dầu được chứa trong các te của động cơ.
Bơm dầu được dẫn động từ trục khuỷu hoặc trục cam. Phao hút dầu có lưới chắn để lọc sơ các tạp chất có kích thước lớn và có khớp nối nên luôn luôn nổi trên mặt thoáng để hút dầu, kể cả khi động cơ bị nghiêng.

Nguyên lý làm việc hệ thống bôi trơn

Từ ống dẫn dầu chính, dầu sẽ theo các ống dẫn dầu nhánh đi bôi trơn cho cổ trục cam, trục đòn mở và bạc cổ trục chính rồi qua lỗ và rãnh ở trong trục khuỷu (trục khuỷu rỗng) để bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục còn lại của trục khuỷu.

Mặt khác,dầu cũng từ cổ biên, qua lỗ dẫn nhỏ theo rãnh dọc ở thân thanh truyền lên bôi trơn chốt pittông.Ở đầu to thanh truyền của một số động cơ có khoan lỗ phun dầu đặt nghiêng một góc 40 – 45 độ so với đường tâm của thanh truyền. Khi lỗ phun dầu này trùng hoặc nối thông với lỗ dầu ở cổ biên, thì dầu được phun hay té lên để bôi trơn xi lanh, cam và con đội…

Sau khi bôi trơn tất cả các bề mặt làm việc của chi tiết, dầu lại chảy về các te, nghĩa là khi động cơ làm việc, dầu sẽ lưu động tuần hoàn liên tục trong hệ thống bôi trơn.Cũng từ đường dầu chính có một lượng dầu nhỏ khoảng 10 – 15% qua bầu lọc tinh. Tại đây những tạp chất có kích thước nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc sạch sau đó về lại các te.

Các bộ phận kiểm tra và giữ an toàn cho hệ thống bôi trơn

Đồng hồ áp suất dầu nối với đường dầu chính để kiểm tra áp suất dầu và tình hình làm việc của hệ thống bôi trơn.

Đồng hồ nhiệt độ dầu: Được nối với các te để báo nhiệt độ dầu trong các te.

Thước thăm dầu : Dùng để kiểm tra mức dầu trong các te khi động cơ ngừng hoạt động.Các van: Trong hệ thống có ba van: van ổn áp, van an toàn và van nhiệt.

– Van ổn áp: có tác dụng giữ cho áp suất dầu không đổi trong phạm vi tốc độ vòng quay của động cơ. Khi áp suất dầu sau bơm cao hơn quy định thì van mở, một lượng dầu phía sau bơm sẽ qua van về lại phía trước bơm, nhờ vậy, áp suất dầu trên hệ thống bôi trơn luôn luôn ổn định.

– Van an toàn: Khi bầu lọc thô bị tắc, van an toàn sẽ mở, phần lớn dầu không qua bầu lọc mà lên thẳng đường dầu đi bôi trơn cho các chi tiết, để tránh hiện tượng thiếu dầu bôi trơn các bề mặt cần bôi trơn.

– Van nhiệt: Sau khi bôi trơn, dầu ở các te có nhiệt độ dầu quá cao (trên 80 độ C), do độ nhớt giảm, van nhiệt đóng để dầu qua két làm mát dầu rồi trở về các te.

Ở một số động cơ diesel bốn kỳ, két dầu đặt nối tiếp giữa bơm dầu và bầu lọc thô, nghĩa là dầu từ các te phải qua két dầu rồi mới lên bôi trơn các bề mặt làm việc của các chi tiết.

Hệ thống bôi trơn hỗn hợp có ưu điểm là: đảm bảo lượng dầu đi bôi trơn cho các chi tiết. Nhưng do dầu bôi trơn chứa trong các te, nên các te phải sâu để có dung tích lớn do đó làm tăng chiều cao động cơ. Đồng thời, dầu trong các te luôn tiếp xúc với khí cháy có nhiệt độ cao từ buồng cháy lọt xuống mang theo hơi nhiên liệu và hơi axít làm giảm tuổi thọ của dầu.

Các hư hỏng thường gặp với hệ thống bôi trơn

Thông thường, các hư hỏng của hệ thống bôi trơn rất ít khi xảy ra nếu người sử dụng luôn tuân thủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất khi sử dụng ô tô, thường xuyên bảo dưỡng thay nhớt và lọc nhớt định kỳ.

Các sự cố của hệ thống bôi trơn sẽ kéo theo các hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng đối với các hệ thống khác trên động cơ như hệ thống phát lực (piston, thanh truyền, trục khuỷu…), hệ thống phân phối khí (trục cam, xupáp, cò mổ…). Chi phí bảo trì, sửa chữa cho các hư hỏng dẫn đến đại tu động cơ này rất cao so với các hư hỏng khác trên xe.

Một vài sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống bôi trơn như:

+ Lượng nhớt quá thấp dẫn tới đèn báo áp suất nhớt bôi trơn sáng lên.

+ Lọc nhớt sử dụng quá lâu gây nghẹt lọc dẫn tới thiếu nhớt tới các vị trí cần bôi trơn, gây mài mòn lớn.

Chi phí bảo trì, sửa chữa khi cho hàng loạt các hoạt động đại tu động sẽ rất cao so với các hư hỏng khác trên xe.

  • Một vài sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống bôi trơn trên ô tô như:
  • Rò rỉ đường ống khiến lượng dầu quá thấp khiến đèn báo áp suất dầu bôi trơn sáng lên.
  • Lọc dầu sử dụng quá lâu bị nhiễm bẩn nặng gây nghẹt lọc dẫn tới thiếu dầu đếncác vị trí cần bôi trơn, gây ra hiện tượng mài mòn.
  • Ron cạc-te dầu sau thời gian dài sử dụng bị lão hóa, xì dầu ra ngoài cạc-te. Bơm cấp dầu bị mòn hỏng.
  • Và một số các hư hỏng khác

Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống bôi trơn ô tô?

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn trên ô tô nhằm đảm bảo lượng dầu nhờn còn đầy đủ và chất lượng dầu đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Vậy khi nào cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn? Chắc chắn đây là một câu hỏi được rất nhiều tài xế, chủ xe quan tâm.

Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn ô tô tốt nhất là theo định kỳ 6 tháng hoặc 3 tháng một lần. Khách hàng không nên đợi ô tô có dấu hiệu bất thường mới đi kiểm tra. Bởi lúc đó có thể một số bộ phận bên trong đã bị hư hỏng. Ngoài ra, nếu ô tô của bạn hoạt động liên tục trên đường với hành trình dài thì có thể bảo dưỡng hệ thống bôi trơn theo số km và thực hiện thay dầu nhớt.

Hệ thống bôi trơn trên xe ô tô cần thiết thì việc bảo dưỡng hệ thống càng cần thiết hơn. Việc kiểm tra bảo dưỡng đúng kỹ thuật theo định kỳ sẽ mang đến hiệu quả tốt cho động cơ vận hành. Đồng thời còn hạn chế được các hỏng hóc lặt vặt phải sửa chữa – thay thế cực kỳ tốn kém. Nếu đã biết được tầm quan trọng của dầu bôi trơn, bạn đọc nên lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật.

Một vài lưu ý bảo dưỡng hệ thống bôi trơn ô tô?

Để hệ thống bôi trơn trên ô tô hoạt động tốt bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng.

Cần chọn và thay dầu nhớt đúng theo yêu cầu của xe.

Ngoài ra, sau 2 lần thay dầu bạn nên thay luôn bầu lọc dầu.

Vì sao lại lựa chọn Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn là địa chỉ đáng tin cậy để bảo dưỡng định kỳ của chiếc xe của bạn

  • Là đại lý có hệ thống bảo dưỡng 5S, chất lượng tốt – uy tín cao. Đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng.
  • Cam đoan bán hàng có chất lượng tốt nhất với giá tốt nhất thị trường.
  • Đặc biệt mọi sản phẩm đều được bảo hành.
  • Có đa dạng mẫu mã và các dịch vụ khác nhau để bạn lựa chọn.
  • Có cơ sở vật chất tốt, hiện đại và chuyên nghiệp.
  • Nhân viên và thợ là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.
  • Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Tư vấn tận tình từ các chuyên gia của chúng tôi.
  • Đặc biệt Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn luôn ưu đãi cho những khách hàng cũ.

Nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn, hy vọng qua bài viết, Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn đã giúp cho bạn hiểu chính xác về nguyên lý, bên cạnh đó còn là thời gian và lưu ý khi nào cần bảo dưỡng hệ thống bôi trơn. Chúc bạn đọc bài thật vui, ngày mới tốt lành bạn nhé!

Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn – Đại lý chính thức của Suzuki Việt Nam

Mời bạn đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện
Gọi điện

Chat Zalo
Chat Zalo