Ô tô bị kẹt chân ga phải làm sao? Khi di chuyển bằng ô tô, chúng ta sẽ gặp rất nhiều tình huống bất ngờ, một trong số đó là kẹt chân ga. Việc kẹt chân ga không thường xuyên xảy ra nhưng khi có sự cố thì rất nguy hiểm. Lúc này tốc độ của xe sẽ không bị kiểm soát, có thể tăng tốc lên tốc độ cao, sẵn sàng phóng mạnh về phía trước. Bên cạnh đó, nếu đi trong nội thành đông đúc xe cộ thì tai nạn là điều khó tránh khỏi. Cùng Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn bỏ túi các bước xử lý cực dễ bạn nhé!
Tại sao xe ô tô bị kẹt chân ga?
Xe bị kẹt chân ga có thể do nhà sản xuất. Trước đó, đã có một số hãng xe thu hồi xe trên diện rộng do sự cố kẹt chân ga gây hậu quả nghiêm trọng.
Một thành phần bị lỗi trong hệ thống quản lý động cơ, ống hút chân không bị lỗi hoặc liên kết chân ga bị hỏng cũng có thể dẫn đến bàn đạp ga bị kẹt. Sự cố về chân ga có thể xảy ra với nhiều loại xe khác nhau và trong mọi tình huống.
Ngoài ra, kẹt chân ga còn xuất phát từ các vật rơi trên sàn buồng lái hoặc thảm đặt lệch vị trí vướng vào chân ga. Các vật dụng như chai nước, bình xịt, trái cây,… có thể rơi xuống sàn và vướng chân ga. Để tránh tình trạng này, buồng lái cần được lau chùi, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khởi hành và nên sử dụng những tấm thảm cố định.
Một nguyên nhân cuối cùng cũng được cho là gây ra hiện tượng kẹt chân ga là do xe sử dụng lâu ngày mà không được bảo dưỡng định kỳ khiến các chi tiết và chân ga bị xuống cấp. Vì vậy, việc vệ sinh, bảo dưỡng xe thường xuyên là điều rất cần thiết để xe hoạt động ổn định và lâu dài.
>>> Xem thêm: 6 kinh nghiệm giúp vượt qua cơn tức giận khi lái xe
Khi xe bị kẹt chân ga thì xử lý như thế nào?
Bị kẹt chân ga là một vấn đề nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nếu điều này xảy ra, hãy thực hiện các bước sau để giảm thiểu tai nạn nghiêm trọng và đảm bảo an toàn cho người lái xe và hành khách.
1. Giữ bình tĩnh
Giữ bình tĩnh là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý khi bị kẹt chân ga. Mất bình tĩnh không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây ra những hậu quả không đáng có. Bạn nên hít thở sâu, khi bình tĩnh bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chướng ngại vật trên đường và tránh gây ra va chạm. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát kỹ gương chiếu hậu, cửa kính xe và bật đèn khẩn cấp.
2. Không tắt máy ngay khi đang bị kẹt chân ga
Việc tắt động cơ xe khi xe đang di chuyển sẽ khiến hệ thống trợ lái ngừng hoạt động, tay lái bị cứng khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn và rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi chạy tốc độ cao. Trong trường hợp này, bạn hãy thử nhấc chân ga bằng chân phải, không dùng chân trái để tránh vướng, nếu cách này không hiệu quả thì bạn cũng có thể dùng chân trái để đạp côn.
3. Không kéo phanh tay
Phanh tay dùng để hãm hoạt động của bánh sau, chuyên dùng cho xe ở trạng thái đứng yên, không chuyển động khi xe đang đỗ. Do đó, việc phanh tay trong khi chân ga bị kẹt, và bánh sau bị hạn chế đột ngột không chỉ khiến xe di chuyển nhanh không dừng lại mà còn khóa bánh sau, tình huống xấu hơn có thể khiến xe bị văng, gây sự nguy hiểm. Nguy hiểm cho người lái xe và hành khách
4. Dùng mũi bàn chân phải thử nâng bàn đạp ga lên
Đôi khi chỉ một động tác đơn giản này là đủ. Tránh dùng mũi chân trái vì sẽ gây vướng hơn, và bạn sẽ cần dùng chân trái để đạp côn và dừng xe bằng phương pháp khác nếu cách này không hiệu quả.
5. Đạp phanh hết cỡ
Với xe số sàn, đạp ngay chân phanh với lực đều đều, không đạp thốc, nhả nhiều lần vì trợ lực của phanh sẽ vô tác dụng. Sau đó đạp lút côn để cắt liên kết ngăn động cơ không truyền động xuống bánh xe vì khi bj kẹt chân xe, bánh xe chỉ chạy theo quán tính.
Với xe số tự động, đạp mạnh phanh và giữ đều chân phanh giống như xe số sàn nhưng tuyệt đối không được đạp côn.
6. Đưa số xe về N (mo)
Việc tiếp theo khi bị kẹt chân ga sau khi đạp phanh là giữ bình tĩnh ngắt truyền động của xe bằng cách đưa xe về N. Sau đó giữ tỉnh táo để điều khiển xe tránh va chạm và giảm tốc từ từ tránh mất kiểm soát.
7. Chờ xe về trạng thái dừng hoàn toàn, tắt máy gọi cứu hộ
Bạn có thể sử dụng phanh chân thông thường để giảm tốc độ xe từ từ, sau khi xe dừng chuyển động. Từ thời điểm này cho đến khi xe dừng hẳn, bạn cần quan sát điểm dừng, làn đường dừng an toàn và chỉ tắt máy khi xe dừng hẳn. Đến giai đoạn này, sự cố kẹt chân ga đã được xử lý cơ bản và kêu gọi sự trợ giúp của đội cứu hộ. Lưu ý, đừng bao giờ cố khởi động lại xe và sử dụng lại.
Ô tô bị kẹt chân ga phải làm sao? Hy vọng qua bài viết, Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn đã giúp bạn nắm được 7 bước cực đơn giản để xử lý tình huống khó khăn này. Giữ bình tĩnh bạn nhé và làm chủ tình huống của mình bạn nhé. Chúc bạn lái xe an toàn!
Đại lý Suzuki Đông Sài Gòn – Đại lý chính thức của Suzuki Việt Nam
- Hotline: 0902 806 678
- Webiste: https://suzukidongsaigon.vn
- Địa chỉ: 780 Quốc Lộ 1K, TP. Dĩ An, T. Bình Dương